Lỗi biến tần thường gặp – xử lý lỗi biến tần

biến tần Yaskawa E1000

bài viết này lấy ví dụ từ bảng mã lỗi biến tần Yaskawa E1000. Tuy nhiên, những lỗi này là những lỗi biến tần thường gặp. một số hãng biến tần khác cũng dùng chung mã lỗi biến tần như bảng này cho nên bạn có thể ghi nhớ để ứng dụng cho các trường hợp xử lý lỗi biến tần khác nhé

Cuối bài viết có video chia sẻ khá chi tiết và dễ hiểu về lỗi biến tần. Và cũng trên kênh Song Nguyen Automation – YouTube cũng có video khác về lỗi biến tần thường gặp với nhiều câu chuyện thú vị trong thực tế sử dụng nhé: Xử lý lỗi biến tần thường gặp P1 | Sang Biến Tần | Song Nguyen (youtube.com)

Lỗi biến tần thường gặp –  biến tần Yaskawa E1000
STTLỗiMô tảNguyên nhânKhắc phục
1oCLỗi quá dòngTải quá nặngGiảm bớt tải
Thời gian tăng, giảm tốc quá ngắnTăng C1-01, C1-02
motor chạm vỏKiểm tra cách điện motor
Cáp motor chạm đấtKiểm tra lại cáp
Contactor sau biến tần on/offKhông On/Off contactor khi biến tần đang Run
2oH1Lỗi quá nhiệtNhiệt độ xung quanh quá nóngKiểm tra chỗ lắp đặt
Quạt làm mát không hoạt độngKiểm tra lại quạt
Tải quá nặngKiểm tra lại tải
3oL1Lỗi quá tải motormotor bị quá tảiGiảm bớt tải
Thông số motor cài đặt không đúngKiểm tra lại nameplate motor
Thời gian tăng, giảm tốc quá ngắnTăng C1-01, C1-02
4oL2Lỗi quá tải biến tầnTải quá nặngGiảm bớt tải
Công suất biến tần quá nhỏThay thế biến tần lớn hơn
Thời gian tăng, giảm tốc quá ngắnTăng C1-01, C1-02
5oL3Quá momentQuá momentKiểm tra thông số L6-02, L6-03
6oPrLỗi kết nối màn hìnhMàn hình chưa kết nốiKiểm tra cáp kết nối
7oVQuá ápThời gian giảm tốc quá ngắnTăng C1-02
Tải hãm quá mứcGiảm bớt moment hãm
Sử dụng option hãm
Xung điện áp tại ngõ vàoLắp bộ DC reactor
Điện áp ngõ vào quá caoĐo điện áp ngõ vào
8PFMất pha đầu vàoNgõ vào bị mất pha (L8-05=1)Kiểm tra áp đầu vào
10Uv1Thấp áp Bus DCMất pha đầu vàoKiểm tra dây input
11EFLỗi For/RevĐấu nốiKiểm tra lại chế độ
12EF1 – EF5Lỗi S1 – S5Lỗi kết nối bên ngòai tại S1 – S5Kiểm tra dây tại S1 – S5

 Lưu ý quan trọng khi xử lý lỗi biến tần là:

Ø Không Reset nhiều lần

Ø Kiểm tra màn hình đang báo mã lỗi là gì

Ø Tra mã lỗi trong manual (có thể tải từ trang chủ của hãng)

lỗi biến tần thường gặp

 Một số lỗi biến tần thường gặp và cách xử lý:

1. Mất nguồn vào biến tần:

>> Nguyên nhân:

Ø Phase đầu vào bị mất phase

Ø Đầu cos tiếp xúc với cầu đấu của biến tần lỏng

Ø MCCB cũ bị mất phase

>> Kiểm tra khắc phục:

Ø Dùng đồng hồ đo lại 3 phase đầu vào kiểm tra đã đủ 380VAC chưa

Ø Điện áp có ổn định không.

Ø Diode chỉnh lưu chết

Ø Mạch đo áp bên trong biến tần lỗi

2.  Mất nguồn ra biến tần:

>> Nguyên nhân:

Ø Cáp động cơ bị đứt, cáp kết nối giữa động cơ và biến tần bất thường

Ø Bo hoặc IGBT có vấn đề

>> Kiểm tra khắc phục:

Ø Kiểm tra dây động lực từ biến tần đến động cơ

Ø Kiểm tra cách điện của động cơ

Ø Kiểm tra điện áp ba pha đầu ra có đạt giá trị tương ứng với tần số không

Ø Đo nguội IGBT đầu ra

3. Quá điện áp (DC Bus):

>> Nguyên nhân:

Ø Tải quán tính quá lớn gây lỗi khi dừng động cơ

Ø Thời gian giảm tốc quá ngắn.

Ø Điện áp đầu vào cấp cho biến tần quá lớn

>> Khắc phục:

Ø Lắp điện trở xả thêm nếu tải quán tính quá lớn

Ø Điều chỉnh thời gian tăng giảm tốc lâu hơn

4. Thấp điện áp (DC Bus):

>> Nguyên nhân:

Ø Cầu chì chỉnh lưu didoe vào hỏng

Ø Điện áp đầu vào thấp

Ø Khởi động từ không tiếp xúc tốt, không tác động

Ø Thời gian tăng tốc quá dài

>> Khắc phục:

Ø Bảo trì biến biến tần

Ø Cài đặt lại thời gian tăng tốc

Ø Thay diode chỉnh lưu đầu vào nếu hư

Ø Kiểm tra lại điện áp đầu vào

5. Lỗi quá nhiệt động cơ:

>> Nguyên nhân:

Ø Động cơ quá nóng so với nhiệt độ cho phép

>> Khắc phục:

Ø Kiểm tra nhiệt độ motor

Ø Kiểm tra dòng điện làm việc của động cơ có quá tải không

Ø Kiểm tra hệ thống có kẹt tải hay trục động cơ có bị kẹt hay không

Ø Kiểm tra PTC của động cơ

Ø Nội suy biến tần lỗi

Ø IGBT hỏng

6. Ngắn mạch đầu ra biến tần:

>> Nguyên nhân:

Ø Dây nguồn ra động cơ bị xước chạm chập

Ø Động cơ đấu chưa chính xác theo Delta hoặc Star

Ø Chạm vỏ động cơ

>> Khắc phục:

Ø Kiểm tra dây nguồn ra động cơ

Ø Kiểm tra IGBT

Ø Kiểm tra cách điện động cơ

Ø Tháo nguồn ra khỏi động cơ và tiến hành chạy không tải

7. Chạm đất ( Dòng điện rỉ xuống đất):

>> Nguyên nhân:

Ø Có dòng điện rò từ biến tần hoặc motor xuống đất

Ø Dòng điện 3 phase đầu ra mất cân bằng

>> Khắc phục:

Ø Kiểm tra cáp động cơ

Ø Kiểm tra cách điện động cơ

Ø Tháo rời động cơ ra khỏi biến tần và thực hiện cho biến tần chạy không tải. Nếu biến tần hoạt động bình thường rất có thể phải kiểm tra kĩ động cơ.

8. Mất kết nối truyền thông:

>> Nguyên nhân:

Ø Nhiễu do cáp truyền thông không có bọc giáp và nối vào PE chống nhiễu

Ø Cáp bị đứt hoặc sử dụng lâu ngày dẫn đến tính hiệu truyền không ổn định

>> Khắc phục:

Ø Kiểm tra cáp tín hiệu

Ø Nối PE cho giáp của cáp để hạn chế nhiễu

Ø Đo xem cáp có bị đứt đoạn hay không

9. Lỗi quạt:

>> Nguyên nhân:

Ø Quạt biến tần gặp sự cố

Ø Cháy hoặc kẹt dẫn đến quạt không hoạt động giúp đẩy khí nóng ra ngoài được

Ø Biến tần mất nguồn 24VDC ra quạt

Ø Tắt chế độ quạt

>> Khắc phục:

Ø Thay thế quạt hút mới

Ø Đo điện áp ra chân quạt

Ø Kiểm tra thông số cài đặt quạt

10. Lỗi kết nối bên ngoài ( Chân kích ngõ vào số lỗi):

>> Nguyên nhân:

Ø Nguồn kích lớn hơn 24VDC

Ø Dùng 2 nguồn khác nhau vào biến tần

Ø Cài đặt trùng chức năng và kích đồng thời

>> Khắc phục:

Ø Kiểm tra cài đặt chức năng các chân ngõ vào

Ø Kiểm tra nguồn cấp 24VDC của biến tần

Ø Nếu dùng nguồn ngoài phải đảm bảo 2 nguồn đã được nối chung mass

11. Biến tần quá tải

>> Nguyên nhân:

Ø Tải quá nặng

Ø Thời gian tăng giảm tốc quá ngán

Ø Cách điện motor bị hỏng

Ø Cáp bị ngắn mạch

Ø Contactor biến tần không hút

Ø Nhiệt độ xung quanh quá nóng

>> Khắc phục

Ø Giảm bớt tải

Ø Tăng C1-01, C1-02

Ø Kiểm tra lại motor

Ø Kiểm tra lại cáp

Ø Không On/Off contactor khi biến tần đang Run

Ø Kiểm tra chỗ lắp đặt

12. Lỗi quá tốc độ:

>> Nguyên nhân:

Ø Cài đặt trong biến tần chưa chính xác với động cơ

Ø Quán tính động cơ lớn

Ø Thời gian tăng tốc quá nhanh

Ø Tải đang bị kéo đi nhanh hơn tốc độ động cơ

>> Khắc phục:

Ø Tăng thời gian tăng tốc giảm tốc của biến tần lên

Ø Xem lại độ quán tính của động cơ, nếu quá lớn có thể lắp thêm trở xả

Ø Nếu động cơ thuộc động cơ ly tâm tốc độ cao thì phải cài đặt thật chính xác các thông số

Ø AMA thông số động cơ.

13. Quá tải động cơ:

>> Nguyên nhân:

Ø Thời gian tăng giảm tốc quá ngắn

Ø Quá tải IGBT

Ø Tải quá nặng

Ø Động cơ quá nóng hoặc hỏng cách điện

Ø Cáp ra động cơ đứt hoặc ngắn mạch

Ø Cài đặt loại động cơ chưa chính xác (IM, PM…)

Ø Công suất biến tần thấp hơn động cơ

>> Khắc phục:

Ø Kiểm tra đo nguội Diode và IGBT

Ø Bảo trì bôi keo tản nhiệt chuyên dụng cho IGBT

Ø Kiểm tra dây cáp động cơ

Ø Kiểm tra tải có bị thiếu hoặc quá nhiều tải không

Ø Xem lại cài đặt thông số động cơ

Ø Tăng thời gian tăng giảm tốc cho phù hợp

Ø Kiểm tra động cơ

dưới đây là video chia sẻ online về một số lỗi biến tần thường gặp được ghi lại và chia sẻ trên youtube. Video chia sẻ rất chi tiết về xử lý lỗi biến tần dễ hiểu với hình minh họa

lỗi biến tần thường gặp – cách xử lý lỗi biến tần

với những lỗi biến tần khác không thể tự xử lý được, các bạn có thể liên hệ bộ phận dịch vụ kỹ thuật của Song Nguyên để được hỗ trợ xử lý trực tiếp tại nhà máy đối với lỗi biến tần các hãng quen thuộc với chúng tôi như: Yaskawa, Nidec, Danfoss, ABB, Siemens, Schneider, Rockwell…

Thông tin chi tiết liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Tự Động Song Nguyên
Trụ sở chính: 110/32/5 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh.

Kho hàng: 47/17 Ao Đôi, Khu phố 10, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh.
VP Cần Thơ: Số 26, đường B23, KDC Hưng Phú, quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Hotline: 0903 907 698
Fax: (028) 38 164 028
Email: info@songnguyen.vn
Website: http://songnguyen.vn

song nguyen automation – YouTube