Ứng Dụng Của Biến Tần Trong Công Nghiệp Sản Xuất
——————————————————————————————
Biến tần được ứng dụng ngày càng phổ biến cho tất cả các máy móc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong công nghiệp và xây dựng như: Máy nghiền, máy cán, kéo, máy tráng màng, máy tạo sợi, máy nhựa, cao su, sơn, hóa chất, dệt, nhuộm, đóng gói, chế biến gỗ, băng chuyền, cần trục, tháp giải nhiệt , thiết bị nâng hạ, máy nén khí, bơm và quạt…
Biến tần tối ưu hiệu suất về tốc độ của các động cơ, máy móc, thiết bị, từ đó giúp nâng cao hiệu suất hoạt động sản xuất. Ngoài ra, còn giúp nâng cao tuổi thọ của máy móc và tiết kiệm điện năng. Sau đây là 1 số ứng dụng phổ biến:
1.Ứng dụng biến tần cho bơm, quạt
1.1 Ứng dụng cho bơm cấp 1
Loại bơm cấp 1 thường được điều khiển theo phương pháp đóng cắt đơn giản. Nhưng thông thường thì công suất bơm được chọn rất lớn so với nhu cầu của hệ thống. Trong rất nhiều trường hợp khác nhau, bơm thường chạy non tải làm tăng áp lực và thất thoát ra đường ống.
Không những thế, bên cạnh đó thì còn gây ra tình trạng sốc trong quá trình vận hành. Để có thể khắc phục những nhược điểm này thì người ta thường mở van xả hoặc là gọt cánh bơm. Tuy nhiên thì các phương pháp này thường chỉ nhằm khắc phục được việc quá áp đường ống mà không khắc phục được những nhược điểm khác.
Sử dụng biến tần điều khiển động cơ sẽ cho phép điều khiển áp lực tùy chọn lưu lượng, khởi động mềm, tối ưu hoạt động của động cơ và ngoài ra còn tiết kiệm điện năng cho hệ thống.
1.2 Ứng dụng cho bơm cấp 2
Trong hệ thống truyền thống thì áp lực và lưu lượng bơm được điều khiển bởi động cơ có nhiều tốc độ van ra và van vào hoặc hệ thống hồi lưu.
Hầu hết tất cả những phương pháp này đều làm hao phí nhiều năng lượng và gây sốc cơ khí, không những thế, còn làm giảm tuổi thọ trong hệ thống và tăng tổn thất cho đường ống.
Sử dụng biến tần sẽ giúp điều khiển tốc độ của bơm và có thể chạy ở lưu lượng, áp suất tùy chọn. Từ đó sẽ giúp cho tăng được hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, biến tần sẽ giúp cho hệ thống vận hành được trơn tru hơn, giảm đi chi phí khi bảo trì hay sửa chữa, giảm tổn thất đường ống và tăng tuổi thọ cho hệ thống bơm nước.
1.3 Ứng dụng biến tần trong công nghiệp cấp nước nhà cao tầng
Trước đây, khi chưa có biến tần thì nếu như muốn cấp nước cho các tòa nhà cao tầng người ta phải bơm nước lên tháp nước ở trên mái để có thể phân phối cho toàn bộ tòa nha. Đồng thời thì cần phải điều chỉnh áp lực của từng tầng thiết bị điều hòa và giảm áp.
Nếu như hệ thống không sử dụng biến tần thì sẽ gặp những nhược điểm như sau: tiêu hao năng lượng hơn, làm giảm kết cấu hạ tầng của tòa nhà, tốn một khoản chi phí lớn cho các thiết bị giảm áp, cần có yêu cầu cao đối với hệ thống ống. Vì thế, biến tần giúp cho việc tiết kiệm năng lượng điện tốt hơn, giảm được các chi phí đầu tư, không cần phải xây dựng tháp nước.
1.4 Quạt hút/đẩy
– Các loại máy quạt hút sử dụng trong công nghiệp để điều khiển lượng gió cần thiết người ta cần sử dụng điều khiển động cơ nhiều cấp hoặc van khống chế… Nhược điểm thì cũng tương tự hệ thống bơm.
– Khi biến tần điều khiển động cơ hoạt động sẽ cho phép điều khiển áp lực, lưu lượng theo yêu cầu cần thiết, khởi động mềm nhằm tối ưu hóa hoạt động của động cơ, tiết kiệm điện năng cần thiết.
2. Biến tần và máy nén khí
– Dùng để điều khiển cấp khi thông thường theo phương thức đóng/cắt. Ở chế độ này kiểm soát không khí đầu qua van đến cửa vào. Khi mà áp suất đạt đến giới hạn trên van đế cửa đóng và máy nén sẽ đi vào trạng thái không động thái.
Để khi áp suất đạt dưới hạn dưới, van cửa mở và máy nén sẽ đi vào trang thái hoạt động có tải. Công suất định mức của motor sẽ được chọn theo nhu cầu max và thông thường được thiết kế dự tải khởi động lớn.
– Điều khiển tốc độ quay motor bằng biến tần điều chỉnh lượng cung cấp khí chỉ cần đáp ứng đủ lượng khí tiêu dùng; hệ thống cung cấp khí để có thể đạt được hiệu quả cao nhất và thiết kiện điện.
3. Ứng Dụng Băng Tải
– Hệ truyền động băng tải có momen khởi động rất lớn. Biến tần có thể tạo momen khởi động cao nhưng vẫn đảm bảo dòng điện khởi động trong giới hạn cho phép của lưới. Khả năng khởi động và dừng nhẹ nhàng được thực hiện bằng cách điều khiển thời lượng cần thiết để tăng/giảm tốc.
– Cho phép điều chỉnh tốc độ băng tải phù hợp với yêu cầu quy trình sản xuất.
– Năng lượng được tiết kiệm khi chạy động cơ ở tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải, hệ số công suất của động cơ cao. Hơn nữa trong trường hợp băng tải có đoạn chạy quán tính (dốc xuống), cơ năng của băng tải có thể chuyển hóa thành năng lượng điện để trả về lưới với biến tần hãm tái sinh.
– Khi nhiều động cơ được sử dụng, tốc độ có thể được đồng bộ và tải có thể được chia sẻ giữa các động cơ.
– Có thể bù trượt tốc độ, phát hiện quá mômen, dò tìm tốc độ cộng với chức năng tăng mômen động cơ khi mômen tải tăng giúp tốc độ băng tải luôn luôn ổn định
– Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác trên hệ thống băng tải
4. Biến tần chuyên dùng cho máy ép nhựa
– Máy ép phun truyền thống sử dung máy bơm thủy lực cố định. Với mức công suất thường tính ở điều kiện tải max và điều chỉnh được sử dụng để thay đổi lưu lượng áp tiêu thụ. Một tỉ lệ lớn năng lượng bị tiêu hao qua van dưới ở dạng áp suất chênh lệch bởi dòng tràn. Do đó, năng lượng tiêu hao sẽ vô cùng lớn để có thể thực hiện.
– Nếu hệ thống điều khiển cùng với biến tần, motor có thể tự động điều chỉnh vận tốc, tốc độ của động cơ bơm dầu thực tế (áp suất và lưu lượng) phù hợp với các giai đoạn. Thì năng lượng tiêu thụ sẽ đạt mức thấp nhất trong quá trình hoạt động.
5. Máy ép/phun in
– Đối với các máy ép phun truyền thống sử dụng các bơm thủy lực cố định công suất thường tính ở điều kiện tải max, van điều chỉnh được sử dụng để thay đổi lưu lượng và áp suất tiêu thụ, một tỉ lệ lớn năng lượng bị tiêu hao qua van dưới dạng áp suất chênh lệch bởi dòng tràn. Vì vậy năng lương tiêu hao vô công rất lớn.
– Nếu hệ thống điều khiển với biến tần có thể tự động điều chỉnh tốc độ của động cơ bơm dầu theo yêu cầu tải thực tế (áp suất và lưu lượng) phù hợp với từng giai đoạn thì năng lượng tiêu thụ sẽ đạt mức thấp nhất.
6. Biến tần hệ thống HVAC
– Các hệ thống điều nhiệt, thông gió, các động cơ cho bơm tuần hoàn, máy nén, quạt. Các động cơ này đều có yêu cầu điều khiển hoạt động lưu lượng, về các giải pháp điều khiển truyền thống ở các thiết bị ở trên.
– Nếu sử dụng mạch điều khiển biến tần động cơ thì nó sẽ cho phép điều khiển áp lực, lưu lượng theo tính toán và yêu cầu việc khởi động mềm. Sẽ phần nào tối ưu hóa hoạt động của động cơ, cũng có thể là tiết kiệm điện năng… thỏa mãn yêu cầu điều chỉnh nhiệt, thông gió hoạt động.
7. Ứng dụng cho máy khuấy trộn, quay ly tâm
– Các động cơ xoay chiều được điều khiển bằng loại biến tần để trộn vật liệu ở tốc độ thích hợp. Nó sẽ hoạt động trong thời gian mong muốn, nhằm đảm bảo thời gian hoạt đông. Trong việc sản xuất, sản phẩm cuối là hỗn hợp các vật liệu hoặc nguyên liệu hợp lý.
– Biến tần là thiết bị rất thích hợp để điều khiển tốc độ của rô-to ly tâm. Khi chúng hoạt động tùy theo yêu cầu ứng dụng, nhằm tối ưu hóa chế độ hoạt động của các động cơ, tiết kiệm điện.
8. Máy dệt, máy đóng gói, máy ép gỗ..
– Yêu cầu lớn nhất với các loai máy này là phải ổn định sức căng, đảm bảo việc cuốn/nhả đều đặn. Đặc biệt yêu cầu chính xác với các vật liệu cuốn /nhả dạng sợi , màng, tấm … (Kéo dây, đánh cuộn, in , tráng…).
– Việc sử dung biến tần đảm bảo việc đồng tốc 2 động cơ cuộn – nhả, ổn định sức căng giữa 2 đầu. Chủ động điều chỉnh tốc độ khi cần sử dụng các chế độ cuốn nhả khi có thay đổi kích thước vật liệu, yêu cầu sức căng.
Hãy kết bạn Zalo, hoặc gọi trực tiếp cho chúng tôi khi cần hỗ trợ thêm bất cứ thông tin nào bạn nhé! =>> Mr. Sang – 0903 90 76 98, Mr. Phương – 0902 99 27 86. Bạn cũng có thể xem thêm thông tin trên kênh Youtube: Anh Sang – Song Nguyên hoặc Fanpage: Kỹ Thuật Song Nguyên ./.