Vai Trò Của Tự Động Hóa Trong Nền Sản Xuất Hiện Đại

Tự động hóa hiện đang là xu thế tất yếu của thế kỉ 21. Các doanh nghiệp luôn tìm cách để nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh trên thị trường.

Khái quát về tự động hóa

Khái niệm Tự động hóa (Automation) bắt nguồn từ Tự động (Automatic) và dẫn trở nên quen thuộc với giới kỹ thuật từ năm 1947. Sự kiện tập đoàn General Motors của Mỹ thành lập Bộ phận Tự động hóa làm cho khái niệm này ngày càng phổ biến.

Tự động hóa là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất công nghiệp để chuyển một phần lớn hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất nhờ sức lao động của con người sang cho máy móc thiết bị.

Theo khái niệm này, quá trình tự động sẽ không cần sự can thiệp quá sâu của con người, mà sẽ sử dụng các hệ thống điều khiển khác nhau giúp máy móc vận hành nhanh hơn, chuẩn xác hơn, giảm sự can thiệp của con người, thậm chí một số quy trình là hoàn toàn tự động.

Tự động hóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong sản xuất. Trong mỗi lĩnh vực hay từng quy trình sản xuất khác nhau sẽ có một bản chất riêng. Các nhân tố quan trọng như công nghệ số hóa, nguồn vốn hay trình độ nhân sự sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình này.

Các thành phần của hệ thống tự động hóa ngày nay

Một số hệ thống hiện nay bao gồm:

Robot công nghiệp (ABB, UNIVERSAL, YASKAWA,…)

Motor, Servo, Biến tần, Drive (Mitsubishi, PM , Nidec – Control Techniques, Yaskawa, Panasonic…)

PLC – HMI (ABB, Rockwell , Panasonic, Omron,…)

Ngoài ra hệ thống còn bao gồm các đầu đo nhiệt độ, cảm biến áp suất, hành trình, mức, nồng độ.., camera chụp tự động, các cơ cấu chấp hành như động cơ, van, xylanh thủy lực khí nén, thiết bị đóng cắt.., các thiết bị chỉ báo như bảng LED, LCD…

Vai trò của tự động hóa trong nền sản xuất hiện đại:

Nâng cao năng suất nhà máy

Khi vận hành hệ thống máy móc sẽ hoạt động liên tục, 24/24 mà không cần thời gian nghỉ ngơi như con người. Hơn nữa, so với hệ thống sản xuất thủ công truyền thống, máy móc trong dây chuyền tự động có tốc độ vận hành nhanh hơn rất nhiều lần. Chính nhờ vậy, nhà máy sẽ sản xuất được nhiều sản phẩm hơn và năng suất sản xuất của nhà máy sẽ tăng lên rõ rệt.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nguyên vật liệu

Quy trình sản xuất khi được ứng dụng các thiết bị tự động thì mọi thông số sản phẩm sẽ được lập trình trước, do vậy mà thành phẩm tạo ra luôn có độ chính xác cao, tỷ lệ lỗi thấp nhất. Tự động hóa do vậy mà giúp các doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể những sai sót của thành phẩm liên quan đến con người.

Hơn thế nữa, nhờ dây chuyền sản xuất tự động mà các sản phẩm tạo ra luôn có độ đồng đều cao nhất. Tỷ lệ lỗi thấp đồng nghĩa với việc nhà máy sẽ giảm được các chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất liên quan đến việc sửa lỗi sản phẩm hoặc sản xuất bù…

Cắt giảm chi phí nhân công

Vai trò của con người trong nền sản xuất tự động sẽ cắt giảm đi. Họ chỉ tham gia một phần nhỏ trong quy trình sản xuất do máy móc đã thay thế gần như hoặc hoàn toàn. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí dành cho nhân công.

Ngoài ra, tự động hóa còn đảm bảo an toàn lao động ở nhà máy do hạn chế được vai trò của con người trong nhiều công đoạn kém an toàn, nguy hiểm.

 Nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc tăng năng suất, cắt giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, sẽ giúp các nhà máy sản xuất giảm giá thành. Trong khi đó, chất lượng sản phẩm được cải thiện rõ rệt, do vậy sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Ứng dụng các dây chuyền tự động trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những bước đột phá trong sản xuất kinh doanh khi biết cách ứng dụng phù hợp nhất.

Sự linh hoạt tối đa trong sản xuất

Vai trò này được xem là lợi ích rõ nét nhất của tự động hóa đối với nền sản xuất hiện đại. Nếu chưa áp dụng các thiết bị tự động vào sản xuất thì doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, chi phí để hướng dẫn, đào tạo hay tuyển dụng lao động.

Còn đối với nền sản xuất tự động hóa, sản xuất sẽ có độ tùy biến cao do máy móc tự động có thể lập trình để làm tất cả mọi việc, không cần đào tạo nhân công hay thay đổi phương thức quản lý.

Như vậy, tự động hóa có vai trò quan trọng và tác động tích cực đến doanh nghiệp sản xuất trong nền sản xuất hiện đại. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn toàn diện và khách quan và sớm nghiên cứu ứng dụng tự động hóa vào quá trình sản xuất để nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Hơn 17 năm có mặt trên thị trường, Song Nguyên – đơn vị chuyên phân phối: biến tần, servo, motor, động cơ điện, tủ điện điều khiển , thực hiện các dự án tự động hóa công nghiệp. Song Nguyên tập trung vào các giải pháp hiệu quả, hợp tác phát triển và chi phí tốt nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Tự Động Song Nguyên
Trụ sở chính: 110/32/5 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh.

Chi nhánh: 47/17 Ao Đôi, Khu phố 10, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh.
VPDD: số 180/2, đường DT848, ấp Khánh Hoà, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, Đồng Tháp.
Hotline: 0903 907 698
Hỗ Trợ Kỹ Thuật: 0902 992 786
Fax: (028) 38 164 028
Email: info@songnguyen.vn
Website: http://songnguyen.vn
Youtube: Anh Sang – Song Nguyên