Chuyển Đổi Động Cơ DC Sang Động Cơ AC
1. Đặc điểm động cơ DC:
Động cơ một chiều DC là động cơ sử dụng điện áp một chiều sử dụng kích từ ngoài hoặc nam châm vĩnh cửu. Động cơ một chiều có đặc tính cơ cứng được dùng trong ứng dụng cần moment khởi động lớn, ổn định cả khi ở tốc độ thấp. Đồng thời động cơ DC cho phép khả năng chịu quá tải cao và tốc độ đáp ứng cực nhanh.
Tuy nhiên động cơ DC đòi hỏi chi phí bảo trì cao trong quá trình vận hành do phải thường xuyên thay thế chổi than và cổ góp. Đồng thời chi phí cho việc mua mới hay thay thế sửa chữa các thiết bị khó khăn vì không phổ thông, giá trị cao.
Động cơ DC thường được sử dụng nhiều trong các dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ cũ và một số ứng dụng yêu cầu tốc độ đáp ứng cực nhanh hay phải thường xuyên duy trì moment cao ở tốc độ thấp.
2. Đặc điểm động cơ AC không đồng bộ, đồng bộ:
Động cơ AC là động cơ sử dụng điện áp xoay chiều. Động cơ AC có giá rẻ, chi phí bảo trì thấp và dễ dàng thay thế. Tuy nhiên động cơ AC có đặc tính cơ không ổn định ở tốc độ thấp và khả năng chịu quá tải nhỏ.
Ngày nay nhờ sự phát triển công nghệ biến tần, động cơ AC có thể được điều khiển chính xác với các giá trị tốc độ, moment bằng biến tần. Động cơ AC ngày càng được sử dụng nhiều trong các dây chuyền sản xuất.
3. Thay thê động cơ DC sang động cơ AC:
Với sự phát triển của công nghệ biến tần, động cơ AC có thể đáp ứng được các đòi hỏi về điều khiển chính xác về tốc độ, moment trong các dây chuyền sản xuất.
Một vấn đề đặt ra khi thay thế động cơ DC sang động cơ AC là chọn công suất động cơ AC như thế nào cho phù hợp. Nếu phải vẽ lại hệ thống cơ khí để tính toán thì quá lâu, chi phí cao. Có một cách đơn giản hơn là tìm thông số moment của động cơ DC đang dùng. Từ đó chúng ta tra ngược lại bảng thông số moment của động cơ AC. Chọn động cơ AC có moment lớn hơn là được.
Ngoài ra, thông thường động cơ AC có kích thước lớn hơn, nên khi thay thế chúng ta cũng cần phải tính đến phương án lắp đặt sao cho phù hợp.
4. Ví dụ chuyển đổi động cơ DC sang AC trong dây chuyền cuốn xả cuộn sản xuất tôn thép:
Hệ thống cuốn, xả cuộn được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy giấy, tôn thép,…. Các hệ thống cũ thường sử dụng motor DC hoặc motor torque để điều khiển với nhược điểm là rất tốn kém điện năng và chi phí bảo trì sửa chữa cao. Giải pháp dùng motor AC với biến tần để điều khiển moment và có thể sử dụng thêm bộ xả về lưới trong quá trình xả cuộn giúp tiết kiệm điện năng và chi phí bảo trì, sửa chữa đáng kể.
Liên hệ với chúng tôi:
Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Tự Động Song Nguyên
Trụ sở chính: 110/32/5 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh.
Chi nhánh: 47/17 Ao Đôi, Khu phố 10, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh.
VPDD: số 180/2, đường DT848, ấp Khánh Hoà, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, Đồng Tháp.
Hotline: 0903 907 698
Hỗ Trợ Kỹ Thuật: 0902 992 786
Fax: (028) 38 164 028
Email: info@songnguyen.vn
Website: http://songnguyen.vn
Youtube: Anh Sang – Song Nguyên