Tổng hợp câu hỏi và giải đáp khi chọn biến tần và động cơ điện

1. Tôi nên mua biến tần và động cơ cùng hiệu để đồng bộ đúng không?

Trả lời: Không.

Vì cấu tạo động cơ điện của hãng nào cũng giống như nhau, cũng dùng dây đồng để quấn nên về bản chất thì không có gì bắt buộc động cơ này phải vận hành với biến tần kia

Cấu tạo động cơ Motive tiêu chuẩn

2. Biến tần có gây ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ không?

Trả lời: Có hại và có lợi.

Biến tần nói chung đều có sóng hài gây rung động cuộn dây stator của động cơ (cũng là nguyên nhân gây ra tiếng rít khi động cơ vận hành với biến tần). Chính sự rung động ở tần số cao này làm giảm tuổi thọ lớp men của dây quấn khiến dây quấn bị ngắn mạch gây cháy động cơ.

Ngoài ra, tần số sóng mang còn tạo ra dòng điện dọc trục (dòng fuco) chạy dọc trục động cơ qua bạc đạn, truyền qua vỏ động cơ. Dòng điện này nếu có giá trị lớn sẽ gây hư hại sớm bạc đạn

Tuy nhiên nếu khắc phục được các yêu tố trên thì biến tần sẽ có lợi cho tuổi thọ động cơ vì khởi động êm, dòng khởi động thấp

3. Giảm các tác nhân gây hại do biến tần gây ra bằng cách nào?

Trả lời: Có nhiều cách

– Sử dụng biến tần tốt, ít nhiễu (có thể có cuộn kháng DC)

– Chọn động cơ có lớp men stator cho phép vận hành với biến tần

– Không nên điều chỉnh tần số sóng mang của biến tần để giảm tiếng ồn trên động cơ. Nếu muốn giảm thì nên lắp cuộn kháng ngõ ra của biến tần

– Đối với trường hợp lắp biến tần cho động cơ hiện hữu là loại không cho phép vận hành với biến tần thì cần lắp cuộn kháng ngõ ra biến tần và thay bạc đạn sau của động cơ bằng bạc đạn cách ly nếu công suất động cơ trên 100(hP)

– Chọn option bạc đạn cách ly đối với trường hợp công suất động cơ trên 100(hP)

– Trường hợp động cơ thường xuyên vận hành ở tốc độ thấp thì cần chọn option quạt cưỡng bức cho động cơ

– Khi cài đặt biến tần cần thực hiện Turning hoặc AMA cẩn thận để biến tần đọc đúng thông số động cơ và cài đặt điều khiển ở chế độ Vector thay vì V/F.

– Cài đặt chế độ tải phù hợp với ứng dụng

4. Động cơ quấn dây đồng tốt hơn hay dây nhôm tốt hơn?

Trả lời: Dây đồng tốt hơn rất nhiều và không nên chọn dây nhôm vì hao điện và nóng động cơ

5. Dây cáp điện cho động cơ có cần dùng loại bọc lưới không?

Trả lời: thực tế ở Việt Nam rất hiếm khi xài cáp bọc lưới cho cáp động lực và vận hành tốt, tuổi thọ vẫn đảm bảo

6. Tôi không hiểu lắm về IE1, IE2, IE3 hay EFF1, EFF2, EFF3

Trả lời: IE và EFF đều là tiêu chuẩn hiệu suất động cơ. Ngắn gọn thì IE3 tốt hơn IE2 và IE2 tốt hơn IE1. Ngược lại, EFF1 tốt hơn EFF2 và EFF2 tốt hơn EFF3

7. Tôi lắp động cơ cho máy li tâm vậy động cơ cần yêu cầu gì đặc biệt không?

Trả lời: Không. Yêu cầu đặc biệt chỉ dành cho biến tần. cần chọn loại biến tần có tích hợp sẵn chức năng trả điện về lưới hoặc phải lắp thêm bộ xả điện về lưới độc lập. Tốt nhất là dùng loại biến tần công nghệ ma trận mới vừa trả điện về lưới vừa giảm nhiễu tối ưu

Biến tần Yaskawa U1000

8. Biến tần chắc chắn bảo vệ được động cơ đúng không?

Trả lời: Chưa đúng.

Biến tần chỉ bảo vệ động cơ trong các trường hợp liên quan đến điện như thấp áp, mất pha, quá tải, quá nhiệt động cơ và các chức năng bảo vệ này phải được cài đặt cẩn thận chứ không chỉ sử dụng thông số mặc định của nhà sản xuất. Đối với các trường hợp liên quan cơ khí như hư bạc đạn, ngắn mạch stator thì không thể bảo vệ kịp

9. Hai động cơ cùng công suất và tốc độ, động cơ có dòng điện định mức cao hơn thì mạnh hơn đúng không?

Trả lời: Không. Lực kéo của động cơ mạnh hay yếu phải xem thông số Momen trên data sheet. Động cơ có dòng định mức cao hơn là do hiệu suất thấp hơn

Dòng định mức động cơ IE3 200kW tại 400V/50Hz, 1480rpm chỉ có 341.71A

 

Name plate động cơ Motive IE2 250kW